I. Một số thực trạng trong việc quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp 1. Thực trạng thứ 1: là nhân sự không ổn định, đây là tình trạng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. Tình trạng nhân sự không ổn định là do một số nguyên nhân như: do công tác tuyển quá gấp gáp quá vội vã cũng có một số trường hợp đã tuyển xong và bố trí công việc xong nhưng chỉ một thời gian rồi nhân sự nghỉ. 2. Thực trạng thứ 2: Nhân sự thụ động và không chủ động, không có tính cống hiến trong công việc. 3. Thực trạng thứ 3: Các phòng ban bộ phận không hỗ trợ phối hợp với nhau, đổ lỗi cho nhau. Đây là ba thực trạng phổ biến nhất trong hoạt động quản trị doanh nghiệp SME (vừa và nhỏ) tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đang lúng túng trong việc xử lý bài toán quản trị nhân sự bài bản. II. Giải quyết thực trạng trênNguyên tắc quản trị là đưa ra các phương pháp và cụ thể hóa bằng các công cụ, tài liệu, biểu mẫu, quy chế, quy trình làm thế nào để giải quyết được các thực trạng trên. 1. Thông điệp về mặt quản trị nhân sự bài bản quan trọng:Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại ngày nay, sự khác biệt hoặc năng lực về mặt kỹ thuật sản phẩm dịch vụ không còn chênh nhau nhiều, với hệ thống thông tin mạnh mẽ cùng với sự phát triển về công nghệ,… Chúng ta có đưa ra sản phẩm mới thì cũng rất nhanh có người làm được theo thậm chí làm sau còn rút kinh nghiệm làm tốt hơn làm trước. Chương trình bán hàng chúng ta đưa ra hấp dẫn như thế nào thì đối thủ cũng đưa ra chương trình bán hàng tương tự như vậy. Bây giờ tính phẳng hay còn gọi là mức độ chênh lệch về dịch vụ không còn nhiều. Vậy tựu chung lại có hai động lực nếu Doanh nghiệp nào làm được thì Doanh nghiệp đấy có lợi thế trong kinh doanh. Hai động lực đưa doanh nghiệp phát triển vượt trội hơn đó là:
- Tiêu chuẩn nhân sự, - Kỹ năng nhân sự,...
2. Thông điệp về “Hiệp đồng lao động”: Để xây dựng được đội ngũ nhân sự thì doanh nghiệp phải hướng tới “Hiệp đồng lao động”, biểu hiện của “ Hiệp đồng lao động” là:
3. Mô hình về Hiệp đồng lao động: Điều kiện để xây dựng một đội ngũ nhân sự ổn định trong Công ty:
1. Yếu tố môi trường Công ty: Người lao động cần có một môi trường làm việc tốt và an toàn thì phải có gồm 5 yếu tố sau: · Định hướng và chiến lược của Công ty: Nếu doanh nghiệp không hoạch định được cụ thể chiến lược thì cũng phải có định hướng tương đối rõ ràng và phải được truyền thông chỉ dẫn xuống tới từng phòng ban bộ phận để toàn bộ nhân viên cùng nắm được. · Tổ chức, phân nhiệm tường minh: Tổ chức bao gồm: Sơ đồ tổ chức – Chức năng nhiệm vụ - Cơ chế vận hành. Phải xây dựng được bản phân công công việc, chức năng nhiệm vụ chi tiết đến từng vị trí phòng ban bộ phận để làm cơ sở trao quyền và giao khoán cho nhân sự cấp trung. · Hệ thống thông tin: Quy trình - biểu mẫu – công cụ (phương tiện làm việc): Bao gồm thông tin kinh doanh, thông tin tài chính kế toán, hệ thống kế hoạch biểu mẫu, quy trình, công cụ phần mềm,… · Quyết định: Quá trình ra quyết định bao hàm mọi quyết định kinh doanh phải dựa trên con số, dựa trên kế hoạch, sự hoạch định, báo cáo và hạn chế một cách tối thiểu khi ra quyết định một cách chóng vánh dựa trên cảm xúc hay phụ thuộc vào cảm xúc của chính mình. · Đội ngũ nhân sự: Doanh nghiệp tập hợp đủ năm yếu tố trên thì đã có một môi trường tốt để dung dưỡng nhân viên và khai thác hiệu quả sử dụng nhân sự, thúc đẩy và phát triển đội ngũ nhân viên. Nếu có đủ 5 yếu tố này, doanh nghiệp đã có được một môi trường làm việc tốt! Môi trường làm việc tốt không chỉ là có cơ sở vật chất và phương tiện làm việc đầy đủ mà cần hội tụ đủ 5 yếu tố đã trình bày ở trên. _____________________________ Biên tập: Nguyễn Thị Thu Hằng Media: Trần Đình Sơn Kiểm duyệt nội dung: Bích Ngọc, Đỗ Huyền Theo bài giảng (video) gốc của Chuyên gia Vũ Long - Giamdoc.net - Khóa học CEO thực chiến 2022
0 Comments
Leave a Reply. |
Quản trị & Chuyển đổi sốTrang thông tin chia sẻ kiến thức nghiệp vụ về lãnh đạo, quản trị vận hành doanh nghiệp, chuyển đổi số. Nội dung đã lưu
March 2024
Chuyên mục
All
|