Với một doanh nghiệp mới sinh ra (khởi nghiệp SME), có thể sử dụng mô hình kinh doanh như đã được trình bày ở bài viết cấu trúc mô hình kinh doanh. Nhưng doanh nghiệp đang trong trạng thái hoạt động, phải đặt mô hình kinh doanh trong trạng thái hoạt động. Được trình bày chi tiết như hình sau: Dựa theo bảng trên, doanh nghiệp thực hiện phân tích lại mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mình theo cấu trúc của bảng trên. 1. Khách hàng, thị phần mục tiêu
Được trình bày ngắn gọn 3 thông tin: Khách hàng mục tiêu, thị phần mục tiêu và loại quan hệ khách hàng tương ứng với sản phẩm dịch vụ và nguồn lực kinh doanh, giúp doanh nghiệp phân tích và điền thông tin tương ứng. Setup kênh kinh doanh: Phần giao giữa thị phần mục tiêu và sản phẩm dịch vụ kinh doanh, doanh nghiệp cần setup kênh kinh doanh ở đâu, bao gồm:
Nguồn lực kinh doanh: Phần giao giữa thị phần mục tiêu và nguồn lực kinh doanh, cho thấy hiện nay doanh nghiệp đã có dữ liệu gì (dữ liệu khách hàng, dữ liệu thị trường), mối quan hệ nào về truyền thông, ảnh hưởng về mặt nhân hiệu nào để nhắc đến doanh nghiệp khách hàng biết ngay được và tin tưởng thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. 2. Tài chính Được trình bày ngắn gọn 3 thông tin: Dòng doanh thu kinh doanh, cơ cấu chi phí, tỷ suất lợi nhuận / doanh thu. Công thức lợi nhuận: Phần giao giữa tài chính và sản phẩm dịch vụ kinh doanh: Doanh nghiệp cần xác lập dòng doanh thu. Phân tích dòng doanh thu của sản phẩm dịch vụ nào đang không phải là động lực tăng trưởng của công ty. Nếu doanh nghiệp còn duy trì, duy trì ở góc độ sản phẩm dẫn, doanh thu dẫn hay là cắt bỏ. Doanh nghiệp nên phân tích rõ. Doanh nghiệp bắt buộc phải “review” và thiết kế lại cơ cấu chi phí, sẽ được trình bày chi tiết thêm ở mô hình marketing 4C và 6P ở chuyên đề setup hệ thống marketing và bán hàng bài bản và hoạch định tài chính kinh doanh. Đặc biệt trong thời điểm khó khăn như hiện nay nên cắt giảm được khoản chi phí nào doanh nghiệp nên thực hiện ngay và biến phí hóa.. Nguồn vốn và cấu trúc vốn: Phần giao giữa tài chính và nguồn lực kinh doanh: Doanh nghiệp cần xác định nguồn vốn có từ tự tài trợ, cổ đông hay chiếm dụng. Làm rõ vốn bằng tiền, vốn tài sản và cơ cấu phân bổ vốn vào tài sản. 3. Quản trị vận hành Được trình bày ngắn gọn 3 thông tin: Hệ thống quản trị vận hành, quy trình và tiêu chuẩn, đo lường hiệu quả. Quản trị hiệu quả: Phần giao giữa quản trị vận hành và sản phẩm dịch vụ kinh doanh: Doanh nghiệp cần soi xét lại công tác tổ chức trao quyền và ủy nhiệm đã thực hiện chưa. Quản trị chất lượng sản phẩm đã làm tốt chưa. Hệ thống BSC, KPR, KPI, các kết quả then chốt cấp phòng ban bộ phận hoặc cấp công ty đã rõ nét chưa hay vẫn kinh doanh theo lề lối “bèo dạt mây trôi” (được đến đâu thì được) không đánh giá. Nguồn lực quản trị: Phần giao giữa quản trị vận hành và nguồn lực kinh doanh: doanh nghiệp cần xác định nhân sự chủ chốt, lợi thế hạ tầng (cơ sở vật chất), kỹ thuật, công nghệ và bí kíp. Để kiện toàn hoàn thiện tổ chức vận hành và xây dựng cơ chế bài bản. 4. Học hỏi và phát triển: Được trình bày ngắn gọn 3 thông tin: Kiến tạo môi trường công ty, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nâng cao năng lực: Phần giao giữa học hỏi, phát triển và sản phẩm dịch vụ kinh doanh: Doanh nghiệp có nghiên cứu phát triển sản phẩm mới không, có thực hiện giảm phí hàng năm hay không, tốc độ xử lý và phục vụ khách hàng có được cải thiện hay không hoặc cần cải thiện ở khâu nào. Nâng cao môi trường: Phần giao giữa học hỏi, phát triển và nguồn lực kinh doanh: Doanh nghiệp có thực hiện công tác đào tạo phát triển đội ngũ hay chưa, có xây dựng tinh thần lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp chưa, có thực hiện marketing nội bộ đến từng phòng ban bộ phận hay không. Mô hình hoạt động kinh doanh trong trạng thái hoạt động: Có 8 ô tương ứng với 8 hành động then chốt khuyến nghị doanh nghiệp thực hiện. Đối với một doanh nghiệp, chiến dịch và kế hoạch hành động là cốt lõi của doanh nghiệp. Hệ thống quản trị có thể chưa tốt nhưng hành động tốt, công ty vẫn hoạt động tốt. 8 hành động then chốt để doanh nghiệp phân tích lại tính vững vàng hay lợi thế của mô hình kinh doanh, gợi ý cho doanh nghiệp một bước đường để tiến tới setup hệ thống công ty tốt hơn, bài bản hơn.
6 khuyến nghị Khuyến nghị 1: Mô hình kinh doanh đặt trong trạng thái hoạt động không phải mô hình kinh doanh theo Business model canvas. Doanh nghiệp ứng dụng triển khai, phân tích đánh giá theo mô hình đã được trình bày ở trên (bộ biểu mẫu Longbiz_Model được đính kèm theo khóa học Mô hình kinh doanh và hoạch định chiến lược của Giamdoc.net). Mô hình kinh doanh 4 trụ cột và 9 thành tố chỉ nên dùng để nhận diện. Khuyến nghị 2: Mô hình kinh doanh như một bản đồ để giúp doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn. Khuyến nghị 3: Hàng năm mỗi doanh nghiệp cần nghiêm túc tổ chức hợp và đánh giá lại mô hình kinh doanh. Khuyến nghị 4: Một mô hình kinh doanh có thể viết, diễn giải, mô tả dù hay cũng là một bản tài liệu, không tự bản thân biến thành hành động, doanh nghiệp cần phải triển khai các hoạt động then chốt “nói ít làm nhiều”. Tránh mắc sai lầm: chỉ dành nhiều thời gian cho lập kế hoạch và xây dựng mô hình, quy trình quy chế, quy định, ít “lao ra” thị trường. Không nên chỉ ngồi trong văn phòng xây dựng chính sách, nên đi thực tế thị trường để đánh giá, sau đó xây dựng thành quy trình quy chế sát với thực tế. Phải hành động ngay, làm tới đâu áp dụng ngay tới đấy, sau đó tiến hành đánh giá và rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn. Khuyến nghị 5: Các hành động ưu tiên ở cấp độ thượng tầng là hoạch định chiến lược, xây dựng hệ thống quản trị vận hành, Lãnh đạo và ủy nhiệm. Trong số những hành động then chốt, doanh nghiệp cần nhận ra tầm quan trọng của các hành động ở cấp độ thượng tầng phải làm cho bằng được, nếu không chủ doanh nghiệp sẽ trở thành trợ lý của nhân viên. Chủ doanh nghiệp có năng lực dám chấp nhận rủi ro thời kỳ đầu. Dám chấp nhận rủi ro cả về mặt nhân sự, tài chính và sai sót, nếu không dám nâng mức độ rủi ro, nhân viên sẽ không phát triển. Khuyến nghị 6: Các hành động cấp độ kinh doanh nên ưu tiên là truyền thông rộng và chất lượng; xây dựng cộng đồng khách hàng hoặc tìm mọi cách tiếp xúc / tương tác khách hàng, nhà cung cấp; động viên và thúc đẩy nhân viên. Doanh nghiệp BỎ khách hàng là chính, không mấy khi khách hàng BỎ doanh nghiệp. Doanh nghiệp bỏ bê khách hàng, không chăm sóc, không hỗ trợ, giao dịch khó khăn, không thiết lập mối quan hệ con người với con người, thay bằng các công cụ chat tự động, chat GPT,.... Dù công nghệ có phát triển với tốc độ nhanh đến đâu, nhưng giao dịch mật thiết giữa con với con người với tư cách là bạn hàng, khách hàng của nhau, vẫn có một hiệu lực lớn, có thể hỗ trợ và nếu có xảy ra vướng mắc gì sẽ được xử lý dễ dàng và nhanh chóng hơn. Lưu ý, doanh nghiệp chăm sóc khách hàng kỹ tới đâu, đồng thời cũng phải chăm sóc nhà cung cấp tương ứng. Doanh nghiệp chú trọng công tác marketing nội bộ chính là tập trung xây dựng, thúc đẩy và phát triển đội ngũ. Thông điệp quản trị gửi đến các doanh nghiệp: Cạnh tranh ngày nay tập trung vào 3 việc - MỘT là chất lượng đến tận cùng; HAI là đội ngũ ổn định và lành nghề; BA là tốc độ mua hàng, tốc độ phục vụ, trả lời khiếu nại cho khách hàng ngay lập tức - trễ nhất trong 4 giờ. Chủ doanh nghiệp cần nắm rõ kiến thức, ứng dụng, góc nhìn, khuyến nghị,... về mô hình kinh doanh. Sau đó sử dụng những kiến thức đã tích lũy được để thực hiện chiến lược kinh doanh, xác lập định hướng, mục tiêu và triển khai hệ thống quản trị vận hành bài bản. Bài viết xem thêm: Mô hình quản trị kim cương - Giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tạo môi trường chuyên nghiệp và phát triển kinh doanh bền vững _____________________________ Biên tập: Bích Ngọc - Giamdoc.net Media: Trần Đình Sơn - Bisovina Kiểm duyệt nội dung: Đỗ Huyền - Giamdoc.net Theo bài giảng (video) gốc của Chuyên gia Vũ Long - Giamdoc.net - Khóa CEO thực chiến V05 - Mô hình kinh doanh và hoạch định chiến lược trên Giamdoc.net
0 Comments
Leave a Reply. |
Quản trị & Chuyển đổi sốTrang thông tin chia sẻ kiến thức nghiệp vụ về lãnh đạo, quản trị vận hành doanh nghiệp, chuyển đổi số. Nội dung đã lưu
March 2024
Chuyên mục
All
|