Ba việc trên được đặt trên giới hạn là nguồn lực sẵn có và nguồn lực có thể huy động - gọi là chiến lược công ty. Sứ mệnh: Ví dụ minh họa: Năm 2014, Giamdoc.net được sáng lập bởi chuyên gia Vũ Long với sứ mệnh góp phần quan trọng vào việc xây dựng và truyền bá một hệ thống cơ sở học liệu về quản trị nhằm nâng tầm doanh nghiệp. Tầm nhìn của Giamdoc.net, phục vụ được khoảng 150.000 doanh nghiệp với các chương trình tư vấn đào tạo ưu tiên lựa chọn và mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng. Sứ mệnh đơn giản chỉ là trả lời cho câu hỏi: Công ty của bạn làm gì ở cuộc đời này? Sứ mệnh là công ty tồn tại để tham gia vào ngành hàng nào, hoặc để giải quyết nỗi đau nào cho khách hàng, hoặc để làm gì cho tập khách hàng mục tiêu hoặc để làm gì cho môi trường kinh doanh. Ví dụ minh họa: Khi tập đoàn Viettel mới ra đời với sứ mệnh phổ cập internet, với logo màu xanh, có hai dấu nháy, có nghĩa là tôn trọng quyền riêng tư và bảo mật thông tin. Đến năm 2020 đã hoàn thành sứ mệnh này. Sứ mệnh ở giai đoạn tiếp theo là tiên phong chuyển đổi số xã hội, với logo mới màu đỏ thể hiện tính mạnh mẽ hơn và font chữ sử dụng mang tính digital (kỹ thuật số) hơn. Hai ví dụ minh họa ở trên giúp chủ doanh nghiệp hình dung được sứ mệnh của công ty. Nếu trường hợp công ty chưa xác định được sứ mệnh của mình, có thể tạm gác lại, để lại trong tâm tư của chủ doanh nghiệp, đến khi doanh nghiệp có những thành quả, ghi nhận trên thị trường, sứ mệnh sẽ tự xuất hiện. Cũng có những sứ mệnh vô cùng nhỏ bé, chỉ phục vụ cho tập khách hàng nhỏ, ví dụ như mang lại sự trải nghiệm dịch vụ cho tập khách hàng, đồng thời đảm bảo công ăn việc làm và đời sống cho nhân viên. Lời khuyên: Khi nhìn nhận về sứ mệnh, đơn giản là nhìn nhận về ý nghĩa mà công ty sẽ làm. Đặc biệt là các công ty có đội ngũ nhân sự trẻ, chủ doanh nghiệp nên cố gắng xác định một số ý nghĩa mà công ty sẽ làm: việc làm của công ty có ý nghĩa thế nào với cộng đồng - khách hàng - nhân viên. Đội ngũ thế hệ trẻ làm việc với mong muốn được trải nghiệm công việc và cuộc sống. Tầm nhìn: Khi doanh nghiệp xác định được sứ mệnh cùng với mô hình kinh doanh, nguồn lực đang có hoặc có thể huy động và kế hoạch hành động kết hợp lại sẽ giúp chủ doanh nghiệp nhìn nhận được một bức tranh tổng thể có chứa các phần: khách hàng, vấn đề giải quyết được, quy mô dòng tiền, vị thế của thương hiệu - danh tiếng. Một bức tranh được thể hiện ở 4 phần trên được gọi là TẦM NHÌN của công ty. Tầm nhìn có tính ước mơ, khát vọng được đặt trên nguồn lực đang có và kế hoạch hành động cụ thể, nếu không chỉ là giấc mơ và ảo tưởng. Tầm nhìn của doanh nghiệp được dựa trên mô hình kinh doanh đã xác lập, dựa trên nguồn lực đang có và kế hoạch hành động cụ thể được gọi là khát vọng, lý tưởng đạt đến kết quả. 3 chìa khóa then chốt để doanh nghiệp xác định tầm nhìn:
Tầm nhìn của công ty ngắn hay dài, to hay nhỏ phụ thuộc vào tầm nhìn của người sáng lập / đội ngũ sáng lập công ty. Thể hiện ở mục đích của hành động và thời gian chủ doanh nghiệp hình dung trong tương lai công ty sẽ đi về đâu, to lớn thế nào, khách hàng được giải quyết ra sao. Giá trị cốt lõi:
Khi xây dựng và hoạch định chiến lược phải tuyên bố được, nêu ra được giá trị cốt lõi của công ty, của sản phẩm, dịch vụ. Giá trị là những gì được người khác công nhân, cảm nhận thấy và biết được hoặc tự đặt ra nhưng phải làm được theo hướng tốt. Có hai loại giá trị:
Lời khuyên: Chủ doanh nghiệp cùng với đội ngũ thống kê, xác định những gì được xem là giá trị tốt đẹp, chất lượng sản phẩm dịch vụ, cách thức phục vụ, trải nghiệm khách hàng,... được khách hàng thừa nhận. Mỗi doanh nghiệp nên cố gắng tìm ra từ 2-3 điều quan trọng dành cho đội ngũ hoặc yêu cầu đội ngũ phải thực hiện với chính họ, với đồng nghiệp và với khách hàng. Hãy tìm ra từ 1-3 giá trị đã được thừa nhận. Gộp lại sẽ có được giá trị cốt lõi của công ty. (Tổng hợp vào biểu mẫu được đính kèm theo khóa học mô hình kinh doanh và hoạch định chiến lược của Giamdoc.net). Ví dụ minh họa: Giá trị cốt lõi của Giamdoc.net là ĐỒNG HÀNH. Cam kết đồng hành dìu dắt nhân viên tiến bộ hơn, thăng tiến hơn so với chính mình. Cam kết đồng hành cùng với khách hàng. Bất kể khách hàng nào cũng được hỗ trợ giải đáp qua điện thoại, email, qua các buổi offline và online hỗ trợ. Thông điệp quản trị: Luôn luôn lấy tiền làm thành quả, không được lấy tiền làm mục đích hành động. Bất kể khi nào chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh mà lấy tiền làm mục đích quyết định, nguy cơ SAI rất cao. Nếu mọi quyết định dựa trên sự cân bằng lợi ích 4 bên: khách hàng - người lao đông - nhà cung cấp - chủ doanh nghiệp, sẽ là quyết định luôn luôn đúng. Quyết định dựa trên tư duy như vậy gọi là quyết định có tính chiến lược. Quyết định vì tiền, để giải quyết cảm xúc gọi là quyết định có tính chất vụn vặt, ngắn hạn. ___________________________ Biên tập: Bích Ngọc - Giamdoc.net Media: Trần Đình Sơn - Bisovina Kiểm duyệt nội dung: Đỗ Huyền - Giamdoc.net Theo bài giảng (video) gốc của Chuyên gia Vũ Long - Giamdoc.net - Khóa CEO thực chiến V05 - Mô hình kinh doanh và hoạch định chiến lược trên Giamdoc.net
0 Comments
Leave a Reply. |
Quản trị & Chuyển đổi sốTrang thông tin chia sẻ kiến thức nghiệp vụ về lãnh đạo, quản trị vận hành doanh nghiệp, chuyển đổi số. Nội dung đã lưu
March 2024
Chuyên mục
All
|