Khái niệm doanh nghiệp:Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp hiện hành thì: "Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Đặc điểm của doanh nghiệp:Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng Việc đặt tên doanh nghiệp được tự do lựa chọn nhưng dưới góc độ pháp luật về doanh nghiệp phải thỏa mãn một số yêu cầu nhất định. Cụ thể: Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt và không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm hai thành tố theo cấu trúc: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng Loại hình doanh nghiệp: Bao gồm “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân. Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Cần lưu ý, đầy là hai thành phần bắt buộc phải có trong tên của doanh nghiệp, là bộ phận chính cấu thành tên của doanh nghiệp. Ngoài ra, các thành viên của doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp có thể thêm một số thành phần khác vào trong tên của doanh nghiệp như chức năng hoạt động: Xuất nhập khẩu, xây dựng, thương mại,. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật doanh nghiệp 2020. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài. Doanh nghiệp có tài sản Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có tài sản. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành dựa trên ba nguồn:
Doanh nghiệp có trụ sở giao dịch Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp cần thiết. Trụ sở phải có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Doanh nghiệp có con dấu Theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 thì: Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có các đặc điểm quan trọng khác như: Có tổ chức bộ máy hoạt động, có người đại diện theo quy định, thực hiện kinh doanh một cách chuyên nghiệp (trong phạm vi ngành nghề kinh doanh xác định), hạch toán kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, chịu sự điều chỉnh của pháp luật và quản lý nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chấm dứt hoạt động thông qua thủ tục giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật…. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp Quyền của doanh nghiệp
Biên tập: Hồ Thị An - BisoVINA Media: Trần Đình Sơn - BisoVINA Kiểm duyệt nội dung: Bích Ngọc, Đỗ Huyền - Giamdoc.net Theo bài giảng (video) gốc của Luật sư Đỗ Quốc Quyền - Khóa Khóa Setup công ty và vận hành kinh doanh bài bản V03 - Chuyên đề Pháp lý doanh nghiệp trên Giamdoc.net
0 Comments
Leave a Reply. |
Quản trị & Chuyển đổi sốTrang thông tin chia sẻ kiến thức nghiệp vụ về lãnh đạo, quản trị vận hành doanh nghiệp, chuyển đổi số. Nội dung đã lưu
March 2024
Chuyên mục
All
|