1. Product - Sản phẩm Doanh nghiệp cần nghiêm túc đánh giá lại ngành hàng, sản phẩm, SKU đang kinh doanh của mình với các tiêu chí sau: Phân loại tìm ra sản phẩm, SKU đang là động lực đem lại lợi nhuận và không đem lại lợi nhuận. Nhằm mục đích xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với từng nhóm sản phẩm, dịch vụ này. Đánh giá chất lượng, công năng tìm ra điểm tốt và chưa tốt của sản phẩm, dịch vụ. Nhằm mục đích đưa ra quyết định duy trì kinh doanh mặt hàng, dịch vụ này hay không hoặc đưa ra mục tiêu cải thiện sản phẩm, dịch vụ. 2. People - Đội ngũ bán, đội ngũ kinh doanh Để xây dựng được một đội ngũ bán hoặc đội ngũ kinh doanh, Doanh nghiệp cần thực hiện những công việc sau: Xây dựng Định biên nhân sự và Tiêu chuẩn nhân sự. Đưa ra các Phương pháp và Trình tự công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên kinh doanh. Phòng kinh doanh và Giám đốc là người có vai trò tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Cần thiết lập Cơ chế và Chính sách về lương, thưởng cho nhân viên kinh doanh vì nội dung này liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của nhân sự. Xác định Chức năng nhiệm vụ, mô tả công việc và tiêu chí đánh giá kết quả Bốn tiêu chí này mục đích để hoàn thiện Đội ngũ bán trong hệ thống kinh doanh của Doanh nghiệp. 3. Process - Quy trình bán, tài liệu bán Quy trình bán hàng, quy trình thuộc bộ phận kinh doanh, quy trình truyền thông quảng cáo, quy trình cấp hàng, quy trình làm dự án, quy trình bán online … Tùy từng Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề nào thì xây dựng quy trình đó. Xây dựng các Quy trình, Chính sách kinh doanh. Bộ Tiêu chuẩn hồ sơ bán hàng: Phòng kinh doanh phải thông hiểu và chủ động sử dụng hồ sơ này khi xử lý chứng từ và giao trả phòng kế toán bộ hồ sơ đầy đủ. 4. Price - Giá
Chính sách giá: Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách giá rõ ràng và công khai trên kênh truyền thông (nếu có thể) trừ trường hợp Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cá biệt theo từng đơn hàng. Chính sách bán hàng: Xây dựng khung chính sách bán nhằm tăng khả năng quyết định và sáng tạo của nhân viên kinh doanh. Tạo ra khung chi phí cho nhân viên kinh doanh có cơ sở đưa ra hành động trong quá trình thương thảo giá. Quy định điều chỉnh, cập nhật giá theo thời gian … 5. Physical evidence hoặc Packaging Physical evidence: Bằng chứng trải nghiệm cơ sở vật chất của kinh doanh dịch vụ. Áp dụng cho Doanh nghiệp bán lẻ hoặc cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp cần thiết kế trải nghiệm cơ sở vật chất kinh doanh thành tiêu chuẩn, ví dụ: Tiêu chuẩn ánh sáng trong shop, tiêu chuẩn kích thước shop, tiêu chuẩn bàn ghế trong shop … Packaging: Bao bì, nhãn mác, thương hiệu hoặc Đóng gói thương mại. Áp dụng cho Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thương mại. Doanh nghiệp cần chú trọng và có tiêu chuẩn thiết kế bao bì, nhãn mác bắt mắt nhằm tăng khả năng truyền thông nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu. Tổng cộng, việc kết hợp "5P" với "4C" (khách hàng, giá trị, kênh, và trải nghiệm) giúp các doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể để tái cấu trúc hệ thống kinh doanh và bán hàng một cách hiệu quả và có hệ thống. Điều này đòi hỏi sự xác định rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức, cũng như việc thiết lập chính sách và quy trình kinh doanh thích hợp. _____________________________ Biên tập: Ngô Thanh Tâm - Lương Hậu - Bisovina Media: Trần Đình Sơn - Bisovina Kiểm duyệt nội dung: Đỗ Huyền, Bùi Bích Ngọc - Giamdoc.net Theo bài giảng (video) gốc của Chuyên gia Vũ Long - Giamdoc.net - Khóa CEO thực chiến và chuyển đổi số V04 - Setup, vận hành phòng kinh doanh trên Giamdoc.net
0 Comments
Leave a Reply. |
Quản trị & Chuyển đổi sốTrang thông tin chia sẻ kiến thức nghiệp vụ về lãnh đạo, quản trị vận hành doanh nghiệp, chuyển đổi số. Nội dung đã lưu
March 2024
Chuyên mục
All
|