Nhưng nợ nhiều sẽ khiến chủ doanh nghiệp “rất mệt”, mở mắt ra là phải nghĩ cách chạy tiền trả nợ. Cho nợ nhiều cũng lâm vào tình cảnh đó, mở mắt ra phải /nghĩ cách “lấy tiền chỗ này đập vào chỗ kia” khiến chủ doanh nghiệp không còn đủ thông minh và sáng suốt để nghĩ đến chiến lược kinh doanh, kịch bản bán hàng, không còn một năng lực để làm việc. Hơn nữa đó còn là BẪY tiếp theo vì khi nợ nhiều sẽ có xu hướng “có nợ sẽ tìm cách xoay vần các khoản nợ đó bằng cách chạy tiền chỗ nọ đập vào chỗ kia”, nhưng thực tế cách làm này chỉ khiến nợ ngày càng nợ thêm. Vì cách làm này sẽ dẫn chủ doanh nghiệp đến những quyết định rất sai lầm, đó là vay tạm tiền thật ngắn trả cho khoản vay ngắn hạn, càng ngày thời hạn vay càng ngắn hơn để trả nợ cho các khoản vay dài hơn. Vậy nên chỉ sau 3 tháng sẽ kéo khả năng thanh toán gần như bằng 0. Đó là bẫy chạy tiền. Nhưng một khi chủ doanh nghiệp ở trạng thái đó sẽ không còn đủ tỉnh táo để nhận ra trừ trường hợp những công ty thuê giám đốc điều hành, có bộ máy tài chính kế toán riêng biệt, CEO sẽ tỉnh táo hơn bằng cách nợ cũ thì khoanh nợ và có kế hoạch trả nợ cũ riêng, lập kế hoạch tài chính kinh doanh riêng cho phần kinh doanh mới để công ty SỐNG. Các CEO nên nhớ trạng thái của một khoản nợ sẽ thay đổi khiến chúng ta đôi khi lâm vào hoàn cảnh "đứng cho nợ - quỳ xuống để đòi nợ". Lời khuyên: Vậy nên doanh nghiệp phải chủ động hoạch định và quản trị ngân sách, dòng tiền, để nếu cần thiết phải đi khất nợ thì phải làm 2 động thái: 1) Doanh nghiệp chi trước một khoản tiền để trả nợ - để thể hiện ý chí muốn trả nợ, 2) Lập kế hoạch giãn nợ. Khi lập kế hoạch dòng tiền, cần lưu ý FM01 có kết cấu thế nào thì tương đồng với kết cấu của FM02. FM01 gồm 3 phần: doanh thu; chi phí và lợi nhuận; FM03 cũng có kết cấu 3 phần: dư đầu kỳ; tiền vào, tiền ra, đầu tư,... và thặng dư hoặc thâm hụt tiền. Chi tiết lập kế hoạch dòng tiền FM02:
Kết luận để xây dựng được mô hình tài chính doanh nghiệp cần chuẩn bị:
Lời khuyên: Với mỗi khoản chi phí (ví dụ chi phí nhân lực - lương, bảo hiểm, ăn ca, đồng phục, phúc lợi, tuyển dụng, đào tạo,...) doanh nghiệp cần đặt mã, đặt tên cho từng khoản mục chi phí và quan trọng nhất phải được thống nhất giữa ban giám đốc, các phòng ban có liên quan và bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán sử dụng cùng một danh mục chi phí đã thống nhất khi hạch toán kế toán. Doanh nghiệp cần hợp nhất / sửa đổi danh mục: danh mục chi phí, danh mục doanh thu, danh mục sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ, danh mục đối tượng (nội bộ, nhà cung cấp, khách hàng). Yêu cầu khi doanh nghiệp hoạch định tài chính dòng tiền:
____________________________ Biên tập: Bùi Thúy - Giamdoc.net Media: Trần Đình Sơn - Bisovina Kiểm duyệt nội dung: Đỗ Huyền, Bùi Bích Ngọc - Giamdoc.net Theo bài giảng (video) gốc của Chuyên gia Vũ Long - Giamdoc.net - Khóa CEO Thực chiến V05 - Hoạch định Tài chính, trao quyền, giao khoán trên Giamdoc.net
0 Comments
Leave a Reply. |
Quản trị & Chuyển đổi sốTrang thông tin chia sẻ kiến thức nghiệp vụ về lãnh đạo, quản trị vận hành doanh nghiệp, chuyển đổi số. Nội dung đã lưu
March 2024
Chuyên mục
All
|