Các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại Việt Nam:
Doanh nghiệp tư nhân:Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (khoản 1 điều 188 luật Doanh nghiệp 2020). Khác với các loại hình doanh nghiệp còn lại, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu là cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân. Việc quy định doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khiến cho tài sản của doanh nghiệp không còn độc lập với tài sản của cá nhân. Trường hợp doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp tư nhân và tổ chức hành nghề khác được tổ chức, thành lập theo mô hình doanh nghiệp tư nhân như: Văn phòng luật sư, Văn phòng thừa phát lại,… không có tư cách pháp nhân. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp:Theo khoản 1, 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp như sau: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định: Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Căn cứ vào mục đích của pháp nhân có thể phân chia pháp nhân làm 2 nhóm: Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.
Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt các pháp nhân thương mại phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và quy định pháp luật khác có liên quan.
Hiện nay, pháp nhân phi thương mại bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. __________________________ Biên tập: Hồ Thị An - BisoVINA Media: Trần Đình Sơn - BisoVINA Kiểm duyệt nội dung: Bích Ngọc, Đỗ Huyền - Giamdoc.net Theo bài giảng (video) gốc của Luật sư Đỗ Quốc Quyền - Khóa Khóa Setup công ty và vận hành kinh doanh bài bản V03 - Chuyên đề Pháp lý doanh nghiệp trên Giamdoc.net
0 Comments
Leave a Reply. |
Quản trị & Chuyển đổi sốTrang thông tin chia sẻ kiến thức nghiệp vụ về lãnh đạo, quản trị vận hành doanh nghiệp, chuyển đổi số. Nội dung đã lưu
March 2024
Chuyên mục
All
|